Thứ bảy, 20-04-2024, 4:36 PM
Welcome Guest | RSS

My site

Home » 2015 » Tháng 1 » 10 » [Tham khảo] Về đôi câu đối ở đền Trung Liệt
5:27 AM
[Tham khảo] Về đôi câu đối ở đền Trung Liệt

Ông Nguyễn Phương Nghi (Đà Nẵng): Tôi có đọc CĐCT của An Chi trên các số KTNN 284, 290, 293 bàn về đôi câu đối ở miếu Tam Trung, cũng gọi là Trung Liệt miếu tại Hà Nội. Ông An Chi, theo biện chứng pháp sắc bén cố hữu đưa ra 2 điểm:

            1. Xích  địa, chứ không phải xích  địa;

            2. Thiên  niên, chứ không phải thập  niên.

            Nhưng thực chứng pháp đã cho thấy tự dạng trên cổng Trung Liệt miếu là: xích thập . Tôi nghĩ rằng xích (thước) đối với thanh (xanh), trong trường hợp này là đối thanh, đối âm như các cụ túc nho lý giải mà ông Hoàng Văn Hoa đã có dịp chất chính (KTNN 290, tr.57-58). Còn ''thập niên tâm sự'' thì ông An Chi cho rằng ông Vũ Tuyên Hoàng ''không có lý'' vì ''đã ôm mối hận đi xuống tuyền đài thì mối hận đó phải là ngàn năm (thiên niên) chứ nếu chỉ có mười năm thì còn hận... mà làm chi'' (KTNN 293, tr.47-48).

            Tôi cũng có tìm hiểu về cụ Hoàng Diệu, đặc biệt mảng thơ văn người đương thời phúng điếu cụ, xin trình chính ông An Chi cùng chư vị độc giả sự thật về cái ''tâm sự mười năm'' đó như sau:

            Tiến sĩ Nguyễn Chánh, người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, điếu:

                        Công năng bất cầu sinh, khả vô nhượng thập niên tiền tráng liệt;

                        Ngã diệc trường thái tức, như chi hà lục tỉnh thức giang sơn.

            Bản dịch sẵn:

                        Sống tạm ngài không thèm, so tiền nhân, mười năm trước đâu kém tráng liệt;

                        Thở dài tôi ngán lắm, nhìn xem non nước sáu tỉnh biết sao đây!

            Lại có câu đối Nôm khuyết danh:

                        Bạn cũ có chết đâu, bốn biển chín châu nghe tráng liệt

                        Quê ta đành nhớ mãi, mười năm hai lượt khóc anh hùng.

            Bài Chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, câu 55-56 viết:

                        Kể từ năm Dậu bao xa,

                        Đến nay tính đốt phỏng đà mười niên.

            Năm Dậu tức Quý Dậu 1873 là năm Nguyễn Tri Phương chết với thành Hà Nội đến Nhâm Ngọ 1882 là năm Hoàng Diệu “lòng cô trung thề với Long thành, chết mong theo Nguyễn Tri Phương dưới đất''.

            AN CHI trả lời: Chúng tôi xin hoan nghênh và cám ơn về những cứ liệu thú vị và bổ ích mà ông đã có nhã ý gửi đến. Xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc rộng đường tham khảo. Bây giờ xin thưa thêm với ông đôi lời như sau (vì cũng đã nói kỹ trên các số 284, 293 và 298).

            1. ''Thực chứng pháp'' cũng đã cho thấy rõ ràng rằng hai tiếng cuối trong câu sau của đôi câu đối tại cửa chính đền Kiếp Bạc ở miền Bắc và tại chính điện đền thờ Trần Hưng Đạo ở TP.HCM là hai chữ ''thu thanh" nhưng chữ ''thu” ở đây lại là hoàn toàn lạc lõng, như đã nói trên số 293. Vậy không phải bao giờ “thực chứng pháp” cũng có thể có tiếng nói cuối cùng.

            2. Hai tiếng ''mười năm'' trong câu đối của Nguyễn Chánh, trong câu đối Nôm của tác giả vô danh và trong câu 55-56 của bài Chính khí ca mà ông đã dẫn chỉ nói lên khoảng cách thời gian giữa cái chết của Nguyễn Tri Phương và cái chết của Hoàng Diệu chứ hoàn toàn không nói lên được cái gì khác. Về điều này chúng tôi cũng đã nói trên số 284. Nay xin phân tích rõ các cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa cụ thể mà ông đã nêu.

            Thập niên tiền tráng liệt (người tráng liệt mười năm trước) trong câu đối của Nguyễn Chánh là một cụm từ dùng để chỉ Nguyễn Tri Phương, người đã qua đời trước Hoàng Diệu mười năm. Vậy mấy tiếng thập niên (mười năm) ở đây là hoàn toàn thích hợp.

            Mười năm trong câu đối Nôm khuyết danh là ''mười năm hai lượt khóc anh hùng'': lần đầu là năm Quý Dậu 1873 (khóc Nguyễn Tri Phương) và lần sau là năm Nhâm Ngọ 1882 (khóc Hoàng Diệu). Vậy hai tiếng ''mười năm'' ở đây là hoàn toàn thích hợp.

            Mười niên trong câu 55-56 của bài Chính khí ca cũng là khoảng cách Quý Dậu - Nhâm Ngọ nói trên. Vậy hai tiếng ''mười niên'' ở đây cũng hoàn toàn thích hợp.

            Còn thập niên (mười năm) trong câu đối ở miếu Trụng Liệt thì sao? Tất nhiên không thể tách rời hai tiếng này khỏi hai tiếng ''tâm sự” được vì ''thập niên tâm sự” (tâm sự mười năm) là một cấu trúc danh từ tính chặt chẽ. Vậy thập niên tâm sự này là của ai? Tất nhiên không thể là của Nguyễn Tri Phương. Mối liên hệ luận lý chặt chẽ trong đôi câu đối đang xét là: câu trước nói lên cảnh giang sơn, thành quách bị tàn phá còn câu sau thì nói lên tâm sự của người đã trấn giữ Hà thành trước cảnh đổ nát đó. Người đó là Hoàng Diệu và niềm tâm sự này chỉ có thể khởi phát sau khi Hà thành thất thủ lần thứ hai (1882) thì làm sao nó có thể kéo dài ''mười năm" từ 1873 đến 1882 cho được? Vì vậy mà cái khoảng cách ''mười năm'' từ Quý Dậu đến Nhâm Ngọ không thể ứng dụng vào đôi câu đối ở Trung Liệt miếu. Huống chi, bên cạnh cái chữ thập(mười) phi lý kia, người ta còn biết được một dị bản nữa là chữ thiên (ngàn). Chính sự tồn tại của dị bản này cho phép người ta nghĩ rằng thiên mới đúng là cái chữ gốc bị ''tam sao'' nên đã "thất bản" mà thành thập, tạo ra một sự phi lý là niềm tâm sự lại khởi phát đến ''mười năm'' trước khi sự việc hữu quan xảy ra.

            Trở lên là những điều mà chúng tôi muốn trao đổi thêm với ông một cách thẳng thắn bằng "biện chứng pháp'' chứ chúng tôi vẫn có nói (KTNN 293) rằng biết đâu chính tác giả đã viết xích là thước và thập là mười. Còn sự thật như thế nào thì ở đây ''thực chứng pháp'' cũng không thể có tiếng nói cuối cùng được.

Nguồn bài viết (Hỏi & Đáp): http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4324-4324-633765258927187500/Hoi-dap-Dong-Tay/Tra-loi-ong-Nguyen-Phuong-Nghi-ve-doi-cau-doi-o-den-Trung-Liet.htm

Category: Tư liệu - Kiến thức | Views: 1683 | Added by: Admin | Rating: 0.0/0

Make a free website with uCoz

Total comments: 0
avatar
Các tin bài khác:
[03-01-2015][Cụ Hoàng Diệu]
24 giờ trên quê hương Tổng đốc Hoàng Diệu (1)
[20-02-2017][Thông báo]
Chương trình đại hội tộc Hoàng lần 3 (Mùng 6 tháng 2 Đinh Dậu) (0)
[15-11-2014][Cụ Hoàng Diệu]
Dự lễ hội dòng tộc sinh ra Tổng đốc Hoàng Diệu (0)
[07-01-2015][Tư liệu - Kiến thức]
Họ Huỳnh (Hoàng) ở Việt Nam (0)
[14-01-2015][Cụ Hoàng Diệu]
Hoàng Diệu - vị Tổng đốc trung liệt của Hà Nội (0)
Kết nối Facebook
Site menu
Danh mục bài viết
Thông báo [3]
Các thông báo của Hội đồng gia tộc Huỳnh (Hoàng) và của Ban quản trị website tochuynhhoang.com
Cụ Hoàng Diệu [7]
Các bài viết về ông Hoàng Diệu (tổng đốc Hoàng Diệu)được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau (các sử gia, báo chí),...
Tin ảnh [0]
Các tin tức, hình ảnh và video clip về các hoạt động của gia tộc Huỳnh (Hoàng) được cập nhật tại đây.
Tư liệu - Kiến thức [4]
Những bài viết tư liệu được sưu tầm nhiều nguồn
Người nổi tiếng [0]
Các bài viết về những người con ưu tú của tộc Hoàng (Huỳnh) như GS Hoàng Tụy, GS Hoàng Phê, GS Hoàng Chúng...Đây là những niềm tự hào, các tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Đăng nhập
E-mail:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Lịch
«  Tháng 1 2015  »
SuMoTuWeThFrSa
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
Thăm dò
Đánh giá website
Tổng số đánh giá: 35